Top 6 lý do không bỏ giấy vào bồn cầu bạn nên biết

” Vui lòng không bỏ giấy vào bồn cầu!” là khẩu hiệu tại hầu hết các nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh tại nhà hàng, trung tâm thương mại tại Việt Nam. Trong khi đó thì ở các nước Nhật, Mỹ Pháp thì lại khuyến khích bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu. Vậy nên hay không nên bỏ rác / giấy vệ sinh vào bồn cầu? Cùng phân tích nhé!

Mục lục nội dung

Tranh cãi nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay thùng rác?

Không phải ở đâu trên thế giới cũng đi vệ sinh đều bỏ giấy vào toilet, và ngược lại. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nét văn hóa khác nhau, kể cả văn hóa đi vệ sinh cũng vậy.

nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay thùng rác

Có thể thấy ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc hay Việt Nam. Bạn rất dễ bắt gặp các bảng thông báo “Đừng bỏ giấy vào toilet” hoặc “Xin vui lòng bỏ giấy vào thùng rác”. Còn ở các nước có hệ thống thoát nước và xử lý rác thải tốt như Nhật, Mỹ, Pháp. Thì việc bỏ giấy vệ sinh sau khi sử dụng vào bồn cầu được khuyến khích và đánh giá là văn minh.

“Nhập gia tùy tục”, bạn nên biết không phải ở nhà bạn như thế nào thì đi đến nơi khác cũng như thế ấy. Cách tốt nhất để không bỏ nhầm giấy vệ sinh thì nên học theo cách mà người dân bản xứ nước đó làm.

Lý do không bỏ rác / giấy vệ sinh vào bồn cầu

Ở nước ta, việc nên hay không vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu hiện đang nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Tại các nhà vệ sinh công cộng, chắc hẳn mỗi chúng ta đều không quá xa lạ với những dòng chữ kiểu:” Vui lòng không bỏ giấy vào toilet”. Hay ” Hãy bỏ giấy vệ sinh vào thùng rác”…

Nguyên nhân do bồn cầu và hệ thống thoát nước của nước ta còn nhiều hạn chế, ý thức của một đại bộ phận người dân còn kém (vứt giấy nhiều gây tắc nghẽn, vứt trực tiếp các loại giấy sợi dài và dai như giấy ướt, khăn lau…vào bồn cầu, không xả nước sau khi sử dụng…). Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bồn cầu bị tắc, dễ xảy ra sự cố thoát nước, gây tốn kém chi phí xử lý và ô nhiêm môi trường…

1. Hệ thống toilet chưa đạt tiêu chuẩn

Hệ thống đường dẫn thải bồn cầu ở các nước phát triển được trang bị hiện đại. Do đó có hiệu quả cao trong việc hút xả chất thải. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển hệ thống toilet công cộng lại chưa thực sự được chú trọng đầu tư.

Đường dẫn thải bồn cầu của nước ta chỉ mới đủ để làm chất thải trôi đi, chứ chưa thật sự đủ mạnh. Nên nếu xả trực tiếp vào bồn cầu trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại.

Hiện nay, quan điểm về việc không vứt giấy khi đi vệ sinh vào bồn cầu đang nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Có thể nhận thấy những hậu quả “nhãn tiền” tại các nhà vệ sinh công cộng như tắc bồn cầu, gây tràn bể phốt…Tốn kém chi phí xử lý, gây mất vệ sinh, có mùi hôi ảnh hưởng đến khứu giác. Và còn sinh ra nhiều ổ vi khuẩn có hại cho con người…

2. Chất lượng của giấy vệ sinh

Chất lượng của giấy vệ sinh không đảm bảo cũng là một lý do chính đáng để bạn nên cho giấy vệ sinh vào thùng rác. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều nhãn hiệu giấy vệ sinh với chất lượng và mức giá đa dạng. Như: Pulppy, Shikoku, Eglantine, Kirkland, Baihou, Kleenex, Elene, hay Bless You. Do đó, người sử dụng có thể thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng và “túi tiền” của mình.

Chất lượng của giấy vệ sinh chưa tốt

Dùng quá nhiều giấy cho 1 lần

Giấy vệ sinh được sản xuất đặc biệt để hòa tan và vỡ trong nước. Nhưng trong rất nhiều trường hợp chúng ta dùng giấy quá nhiều rồi thải bỏ qua bồn cầu. Lượng giấy không phân hủy kịp vón thành cùng và trở thành một mớ hỗn độn, gây ra tình trạng tắc nghẽn bồn cầu.

Thói quen sử dụng giấy vệ sinh

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng những loại giấy vệ sinh sợi dài và dai. Nhưng nếu xả giấy trực tiếp vào bồn cầu thì loại giấy này thường khó phân hủy hơn so với giấy sợi ngắn, mềm.

Không những thế, một số loại giấy có chứa nhiều nilon đây là một trong những thành phần chậm phân hủy. Điều này gây tắc bồn cầu khi chúng ta xả nước. Nên chúng ta không nên bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu mà hãy bỏ vào thùng rác sau mỗi lần sử dụng.

Sử dụng không đúng loại giấy vệ sinh

Nhiều người lại sử dụng giấy ăn, thậm chí giấy để viết khi vệ sinh. Các loại giấy đó cứng, khó bị hòa tan trong nước nên rất dễ dẫn đến tắc bồn cầu. Nhất là ở những nơi tập trung đông người như bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga…

3. Hệ thống cung cấp và thoát nước chưa được chú trọng

Hệ thống cung cấp và thoát nước tại Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. Thậm chí đã được xây dựng từ lâu nên khả năng thoát thải còn chưa được tốt. Rất dễ gây ra hiện tượng tắc nghẽn trong quá trình sử dụng.

So với tắc bồn cầu, việc xử lý sự cố thoát nước sẽ còn mất thời gian và công sức hơn gấp nhiều lần. Chưa kể việc nước thải, chất thải tại các vùng nông thôn, ngoại thành xả trực tiếp ra môi trường. Mà không hề qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí ngày một trầm trọng.

4. Chất lượng của bồn cầu

Thiết kế của bồn cầu quyết định chất lượng xả hút của chúng. Một số bồn cầu có cường độ xả nước thấp, chỉ đủ để có thể xả trôi đi lượng nước chưa. Áp lực quá yếu sẽ không có khả năng làm trôi đi giấy vệ sinh khi bỏ vào bồn cầu.

Với những gia đình có điều kiện kinh tế. Họ thường chọn cho mình những sản phẩm chất lượng tốt và giá thành có thể cao. Còn với người điều kiện kinh tế chưa cao thì vấn đề chi phí cho trang thiết bị nhà vệ sinh cao cấp sẽ nan giải hơn.

Chính vì ló do đó, bạn không bỏ giấy vào bồn cầu để đảm bảo không bị tắc nghẽn. Dù bồn cầu có chất lượng xả hút lớn nhưng nếu lượng giấy vệ sinh nhiều cũng rất khó có thể xả đi hết được.

XEM THÊM : CÁCH XỬ LÝ BỒN CẦU XẢ NƯỚC YẾU HIỆU QUẢ

5. Gây ô nhiễm môi trường

Dù chỉ là vô tình nhưng đây chính là hành động khiến cho tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát thải, ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí ở nước ta trở nên nghiêm trọng.

Nếu bạn vứt giấy sau khi sử dụng vào thùng rác và có sự phân loại rõ ràng. Thì chúng sẽ được xử lý theo đúng quy trình một cách triệt để. Còn không, giấy khi được vứt thẳng vào bồn cầu. Thì chỉ có các chất ở trạng thái lỏng được xử lý thôi. Điều này dẫn đến tình trạng ô nhiễm ao hồ không còn xa lạ ở nhiều thành phố và thậm chí là cả các vùng nông thôn.

6. Tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa nhà vệ sinh

Vứt giấy vệ sinh sau khi sử dụng vào thùng rác là một việc làm hết sức đơn giản. Mà tiết kiệm được rất nhiều chi phí tu sửa, bảo dưỡng toilet tại những nơi công cộng và ở các gia đình.

Giải thích ký hiệu trên biển ” Vui lòng không bỏ giấy vào bồn cầu”

Tại Việt Nam, trong hầu hết các biển cảnh báo trước cửa nhà vệ sinh nơi công cộng thường có ký hiệu 3 ký hiệu:

Vui lòng không bỏ giấy vào bồn cầu

1. “Vui lòng không bỏ giấy vào bồn cầu” được đặt đầu tiên để thấy tầm quan trọng của hành động này. Không chỉ giấy, giấy vệ sinh mà các loại rác cũng không nên vứt vào bồn cầu. Tránh gây tắc nghẽn bồn cầu.

2. ” Không ngồi xổm lên bồn cầu bệt”. Hành động này nhằm mục đích hạn chế sự cố trơn trượt cho người sử dụng. Đây cũng là cách để kéo dài tuổi thọ của bồn cầu.

3. ” Hãy ấn nút xả nước sau khi sử dụng” : Đây là hành động mọi người nên làm. Mục đích để nước đẩy lượng nước tiểu, phân xuống hầm cầu. Tránh gây mất vệ sinh và mỹ quan cho khách sau.

Biện pháp thay thế giấy vệ sinh

Để hạn chế việc vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu. Nhiều nhà vệ sinh đã áp dụng các cách sau:

Biện pháp thay thế giấy vệ sinh

+/ Bố trí thêm một thùng rác có nắp đậy cạnh bồn cầu. Có thể để thêm túi nilong có màu vào trong để đảm bảo vệ sinh hơn. Sau mỗi lần sử dụng có thể vứt giấy vào và đậy nắp lại.

+/ Hãy dùng vòi xịt để rửa bộ phận sinh dục và hậu môn sau khi đi vệ sinh xong. Đối với nam giới dùng phương pháp này sẽ không cần dùng đến giấy vệ sinh. Với nữ giới, sẽ giúp tiết kiệm giấy hơn do chỉ dùng giấy để thấm.

+/ Lắp đặt các loại bồn cầu thông minh, với chức năng xả rửa tự động…

Hi vọng bài viết đã giúp ích phần nào trong việc nâng cao nhận thức đúng đắn của mỗi chúng ta. Vì vậy hãy vui lòng không bỏ giấy vào bồn cầu, bạn nhé!