Tình trạng ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục

Theo số liệu thống kê mức độ ô nhiễm môi trường nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Cho thấy bức tranh tổng thể về thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể :

  • Hàng năm, cả nước “xài” hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp;hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại.
  • Trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế.
  • Cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý.
  • Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thả. Trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan.

Vậy tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước là gì? Cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước ra sao? Cùng thông hút bể phốt Hải Hưng tìm hiểu nha!

Mục lục nội dung

Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước ( tiếng anh là Water pollution ) là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm chiếm. Sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau. Vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật.

Đó là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.

o-nhiem-moi-truong-nuoc-viet-nam

Biểu hiện  ô nhiễm môi trường nước

Video về ô nhiễm môi trường nước

Nước bị ô nhiễm kim loại nặng

Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Các kim loại nặng gồm có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v. Thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật. Vvà thường tích lũy trong cơ thể chúng.

dau-hieu-o-nhiem-moi-truong-nuoc

Ô nhiễm môi trường nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác.

bieu-hien-o-nhiem-moi-truong-nuoc-3

Nước bị ô nhiễm sinh vật

Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Hầu hết là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét. Siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v…

moi-truongnuoc-bi-o-nhiem-sinh-vat

Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh. Một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước. Và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Đặc biệt tại nông thôn các rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để phun cho cây trồng không được xử lý đúng quy cách. Đang lan tràn ra các kênh mương và các bờ sông ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm tự nhiên

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước từ tự nhiên bao gồm: mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước. Bao gồm các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

nguyen-nhan-gay-o-nhiem-mo-truong-nuoc-5

Ô nhiễm nhân tạo

Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Cụ thể là :

  • Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không có thành phần cố định. Trong đó các chất gây hại chính có thể kể đến COD, BOD5 và SS. Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
  • Nước thải từ sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được…

Các yêu tố gây ô nhiễm môi trường nước

Bản chất của tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm : các ion gây ô nhiễm( chất vô cơ) và các chất hữu cơ.

Các ion gây ô nhiễm môi trường nước

Đó chính là các ion hòa tan. Nhiều ion hữu cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+. Ngoài  ra còn có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F( Nước thải công nghiệp)

  • Các chất dinh dưỡng (N,P)
  • Sulfat (SO4 2-)
  • Clorua (Cl-)
  • Các kim loại nặng : Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,…

Các chất hữu cơ

  • Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: Cacbonhidrat, protein, chất béo…
  • Dầu mỡ
  • Các vi sinh vật gây bệnh

tac-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong-nuoc

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đến con người

Bị nhiễm kim loại nặng

  • Asen, phèn, Flo là những kim loại nặng có trong nguồn nước chưa qua xử lý. Gây ảnh hưởng nặng nề về thần kinh, sắc tố da, gây các bệnh về đường ruột, tim mạch. Thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Một số kết quả ở đại học Harvard cho biết, trẻ em sinh sống ở khu vực nước bị nhiễm Flo sẽ có IQ thấp hơn so với khu vực khác.
  • Nguồn nước bị nhiễm chì, sẽ gây ảnh hưởng đến nội tạng của con người.

con-nguoi-bi-nhiem-kim-loai-nang

Nhiễm các hợp chất hữu cơ độc hại

Các chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt, nước thải thực phẩm như: Hợp chất hữu cơ của phenol, thuốc trừ sâu, linden, endrin, parathion, sevin, bassa có trong nước bị ô nhiễm. Sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, gây các bệnh tiêu chảy, ung thư,…

Vi khuẩn gây bệnh có trong nước đặc biệt là nước thải

Là tác nhây gây ra các bệnh về đường ruột như bệnh tả, ung thư da, thương hàn, bại liệt, gây chết nếu không cấp cứu kịp thời.

Hiện nay, sự gia tăng tỉ lệ ung thư ngày càng cao mà nguyên chính là do ô nhiễm môi trường nước.

Đến sinh vật sống dưới nước

Hiện nay việc nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đổ ra sông hồ hàng loạt. Hậu quả ai cũng nhìn thấy đó là hình ảnh các loại cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao hồ nuôi. Bởi nước là môi trường sống của các loài thuỷ sản. Khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Khi cá nhiễm độc từ nguồn nước ô nhiễm. Nếu sử dụng cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

bieu-hien-o-nhiem-moi-truong-nuoc-7

Thực vật

Sử dụng quá nhiều thuốc hoá học, phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp làm nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Dẫn tới tình trạng cây trồng không thể phát triển, chết hàng loạt. Gây thiệt hại về kinh tế đối với người dân. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Hiện nay ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hòa, và Việt Nam nói riêng. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,… . Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải. Nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Nước thải nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước

hinh-anh-o-nhiem-moi-truong-nuoc

Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố

Ô nhiễm môi trường nước ở hà nội

Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Lượng nước thải mà dân cư, nhà máy và tiểu thủ công nghiệp thải ra mỗi ngày lên đến 300.000 tấn. Mỗi năm, lượng chất thải thải ra các sông ngòi, ao hồ tự nhiên là 3.600 tấn hữu cơ. 317 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại năng, dung môi cùng nhiều kim loại khác.

  • Nước thải của Hà Nội chủ yếu được thải vào sông hồ như : Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, sông Tô lịch. Số còn lại ngấm xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt.
  • Lượng nước thải sinh hoạt chiếm khoáng 350.000 – 400.000m3 mỗi ngày. Hơn 1.000m3 rác mỗi ngày được thải ra ở khu vực Hà Nội. Trong đó chỉ có 10% được xử lý, số còn lại đều không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi.
  • Hiện chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải.

Điển hình là sự việc cá chết hàng loạt tại Hồ Tây. Chủ yếu trên địa bàn 6 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ. Vụ ô nhiễm nước sông Đà, ô nhiễm nước sông Tô Lịch.

Ô nhiễm nước sông Đà

( nguồn youtube.com)

Ô nhiễm nước sông Tô Lịch

( nguồn youtube.com)

Ô nhiễm môi trường nước ở tphcm

Theo kết quả quan trắc mới đây tại các sông trên TPHCM. Nhiều chất ô nhiễm trong nước đã có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 3 lần. Chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và coliforms.

  • Cơ quan điều tra nguồn nước thải công nghiệp cho biết. Chỉ có khoảng 60% nguồn thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Các nguồn thải còn lại thì chỉ xử lý qua hệ thống sơ bộ. Thậm chí là đổ thải trực tiếp ra môi trường. Chính điều này đã đóng góp đến 80% làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng xấu đi.
  • Theo thống kê mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM. Còn hơn 17.000 căn nhà tạm bợ nằm trên và ven hành lang các tuyến kênh rạch. Lấn chiếm dòng chảy. Làm gia tăng lượng rác thải sinh hoạt của dòng chảy.
  • Thống kê của UBND quận 8 chỉ rõ. Có khoảng 1.000 hộ dân vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh lộ thiên, thải chất thải trực tiếp xuống kênh rạch.
  • Theo thống kê Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố. Có 31.100 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu hết chưa có hệ thống nước thải mà xả thẳng ra sông hồ.

Ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn

  • Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
  • Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân.
  • Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
  • Theo  PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2012 cho thấy, trong số 4.700 đối tượng (nam và nữ) đã sử dụng nước giếng khoan trên 3 năm (có nhiễm chất asen) để ăn, uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc asen mãn tính, chiếm tỷ lệ 1,62% trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm asen, phân bố nhiều nhất ở Hà Nội (7,25%), Vĩnh Phúc (4,98%), Nam Định (4,57%) .

o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-nong-thon

Ô nhiễm môi trường nước biển

Báo cáo hiện trạng tình hình ô nhiễm môi trường nước biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy. Hàng năm các con sông thải ra biển 880 km3 nước và 270 – 300 triệu tấn phù sa. Kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Những loại rác không phân hủy được trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được sẽ hòa tan và lan truyền trong toàn khối nước biển.

o-nhiem-moi-truong-bien

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

  • Do nguồn thải từ các hoạt động của cư dân ven biển : Quá trình xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chăn nuôi,ra biển.
  • Do nguồn thải từ các phương tiện giao thông đường biển: Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – phó tổng cục trưởng tổng cục biển và hải đảo Việt Nam cho hay, Việt Nam là một trong những nước của khu vực Đông Nam Á có dòng hải lưu thay đổi theo mua, tập trung lượng tàu bè đông đảo nhất thế giới nen thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm chuy yếu do các phương tiện giao thông đường biển gay ra. Trong 10 năm gân đây đã xảy ra hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, chngs theo dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biễn nước ta. Trong nước thải công nghiệp tàu biển cũng chứa nhiều dầu khoáng, kim loại nặng, háo chất tẩy rửa.
  • Do nguồn thải từ hoạt động du lịch ven biển
  • Do nguồn thải của hoạt động nuôi trồng thủy sản
  • Do nguồn thải từ hoạt động khai thác khoáng sản
  • Do sự bào mòn hay xạt lở núi đồi, hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Hoặc do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hay do hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

Hậu quả

  • Làm giảm các nguồn lợi từ biển
    • Hải sản. Trữ lượng hải sản giảm 16%, năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn hiện nay còn 89kg/ha/vụ ( năm 1980 là 200kg/ha/vụ), thu sản khai thác từ hệ thống rừng ngập mặn cũng chỉ thu được bằng /20 so với trước đây.
    • Ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ ngành du lịch biển do giảm sức hút với khách quốc tế ( Năm 2008, một nghiên cứu cuả ngân hàng thế giới đã dự báo, mỗi năm Việt Nam sẽ mất đi ít nhất 69 triệu USD từ hoạt động du lịch biển)hau-qua-o-nhiem-moi-truong-nuoc-bien

 

  • Đe dọa hệ sinh thái biển. Nước ta mất khoảng 25 nghìn ha diện tích rừng ngập mặn mỗi năm, 80% rạn san hô vùng biển Việt Nam được xếp vào tình trạng rủi ro. Hơn 100 loài hải sản trong vùng biển nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng dưới tác hại của ô nhiễm môi trường biển gây ra và đã được đưa vào sách đỏ việt Nam
  • Tác động xấu đến kinh tế của hàng triệu ngư dân : Hiện nay số ở 26 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương có biển chiếm 49,5% tổng dân số cả nước( năm 20128). Vì thế vấn đề giảm trữ lượng hải sản khai thác biển cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân.

Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước

Với chiến lược lâu dài là có thể cung cấp nguồn nước an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh.

  • Sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại các hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng.
  • Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, công đồng ý thức bảo vệ nguồn nước. Cần phải áp dụng những chế tài xử phạt nặng đối với cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.
  • Thiết lập hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra môi trường tự nhiên. Để giảm tải tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Nên thông hút bể phốt định kỳ, hoặc ngay khi có dấu hiệu bị đầy.
  • Chúng ta cũng cần phải có các biện pháp như trồng cây xanh, tuyên truyền vận động xả rác đúng quy định, tắt vòi nước tránh lãng phí… cũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống an lành.

( nguồn youtube.com)

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Tùy theo đặc điểm từng vùng miền mà có cách khắc phục riêng.

Thành phố

Hà Nội

Hiện Hà Nội có khoảng 6 trạm xử lý nước thải với tổng công suất khoảng hơn 260.000m3/ngày – đêm đang hoạt động. Và 5 trạm xử lý nữa đang dự kiến được đầu tư xây dựng với tổng công suất gần 400.000m3/ngày – đêm. Tuy nhiên, để giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước. Một số chuyên gia cho rằng, để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thì về lâu về dài. Hà Nội cần có những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát lượng nước thải từ các nhà máy, bệnh viện, chất thải, nước thải sinh hoạt. Riêng đối với hệ thống sông ngòi cần phải nạo vét, làm trong nguồn nước chảy qua.

TP HCM

  • Đối với ô nhiễm nước ở các kênh, rạch, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM dự kiến đến năm 2020 sẽ có 7 hệ thống xử lý nước thải ở các lưu vực kênh rạch và sông Sài Gòn.
  • Tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường nước của mỗi người dân.

Tại một số thành phố khác cũng cần thực hiện giải pháp xử lý môi trường nước theo quy định của nhà nước.

Nông thôn

Cần phải có kế hoạch và biện pháp

Do đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội tại mỗi địa phương khác nhau nên mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau nên việc cần kíp hiện nay là phải lập được bản đồ về ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn, qua đó xác định các vùng ô nhiễm trọng tâm, trọng điểm để từng bước đề ra các biện pháp khắc phục phù hợp.

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn. Đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển. Từ đó có chính sách phù hợp. Đối với các khu công nghiệp đang đóng trên các địa bàn nông thôn hiện nay cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động. Đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Về lâu dài, cần ban hành và thể chế hóa các luật lệ có liên quan đến công tác BVMT tại các khu vực nông thôn. Tiến tới xây dựng bộ luật riêng về lĩnh vực này.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội

Mục đích là tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật BVMT. Trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và BVMT. Xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên – con người – xã hội.

bien-phap-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong-nuoc

Hiện nay, dù nhà nước đã có hệ thống xử lý nước thải từ cấp tỉnh thành phố, nhưng cũng không thể đáp ứng được lượng rác thải, chất thải thải ra môi trường. Vì thế cách tốt nhất chính là mỗi gia đình, cơ quan nên xây dựng bể phốt riêng để chứa chất thải, xử lý trước rồi mới xả ra môi trường.

Tham khảo : Cách xây dựng bể phốt 3 ngăn đơn giản.

Môi trường nước biển

  • Tuyên truyền, cổ động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài sản vùng biển, tổ chức các hoạt động dọn sạch vùng biển.
  • Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản ( dầu mỏ, than), thủy hải sản. Nghiêm cấm hành vi sử dụng chất nổ, hóa chất độc hại trong khai thác. Tánh khai thác tràn lan, bừa bãi.
  • Cần có sự phối hợp liên tỉnh, liên vùng , liên ngành. Liên kết giữa các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển triệt để.
  • Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để kịp thời xử lý. Có hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn.

cach-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong-nuoc

Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam tuy nghiêm trọng. Nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình. Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường. Hãy “Vì môi trường xanh – sạch – đẹp” và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ con cháu chúng ta.