Xây bể phốt trong công trình nhà ở là một việc làm quan trọng. Khi xây dựng cần tính toán kỹ lưỡng vị trí và kích thước phù hợp. Chi tiết cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn cho gia đình đúng cách như thế nào?
Mục lục nội dung
Bể phốt là gì?
Bể phốt là nơi chứa đựng chất thải trong nhà vệ sinh từ bồn cầu đổ xuống. Hay nói một cách đơn giản bể phốt là nơi chứa nước tiểu và phân của con người sống trong mỗi ngôi nhà hay nơi làm việc.
Tại đây tất cả các chất thải sẽ được ủ theo phương pháp sinh học yếm khí. Các vi sinh vật trong bể thực hiện quá trình biến đổi và phân hủy các chất thải này. Sau đó các chất nặng sẽ dần lắng xuống đáy bể. Các chất nhẹ hơn cùng với nước sẽ được chảy theo đường ống ra ngoài môi trường. Những hoạt động này thực hiện trong một quy trình khép kín hoàn toàn.
Tiêu chuẩn bể phốt
Để xây bể phốt đúng tiêu chuẩn thì các yếu tố thể tích, kích thước và cấu tạo phải phù hợp với điều kiện công trình. Tùy thuộc vào diện tích đất xây dựng thực tế cũng như nhu cầu sử dụng để có thể tính toán được những tiêu chuẩn này một cách phù hợp. Dưới đây là những yếu tố chính bạn cần quan tâm khi tiến hành thi công bể phốt.
Cấu tạo bể phốt
Cấu tạo chung của các kiểu bể phốt xây dựng dân dụng hiện nay thường có hai loại chính. Đó là là bể phốt 3 ngăn và bể phốt 2 ngăn. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng điều kiện công trình riêng biệt và mục đích sử dụng khác nhau.
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn có cấu tạo gồm: ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng. Ngăn chứa được thiết kế lớn nhất trong bể với diện tích chiếm khoảng 1/2 bể. Còn lại là 2 ngăn lọc và lắng có dung tích nhỏ hơn
- Ngăn chứa: là ngăn có diện tích lớn nhất, bằng cả hai ngăn kia cộng lại. Phân và nước thải từ bồn cầu sẽ đổ trực tiếp xuống ngăn chứa. Sau một thời gian dài dưới tác động của vi khuẩn và môi trường kị khí. Chúng sẽ được phân huỷ và biến đổi. Một số loại chất thải khó phân huỷ sẽ được lắng lại tại đây.
- Ngăn lắng: Ngăn lắng là ngăn tiếp nhận các chất thải từ ngăn chứa. Tại đây, các chất thải cứng còn sót lại như tóc, kim loại sẽ bị giữ ở đáy.
- Ngăn lọc: Các chất thải ở ngăn lắng sẽ được chuyển sang tại ngăn lọc. Nơi đây có nhiệm vụ giữ lại tất cả các chất thải lửng lơ thông qua hệ thống lọc. Trước khi cho ra môi trường
Tham khảo thêm các thông tin về bể phốt 3 ngăn tại đây
Cấu tạo bể phốt 2 ngăn
Cấu tạo bể phốt 2 ngăn chỉ gồm ngăn chứa và ngăn lắng. Chức năng giống với bể phốt 3 ngăn. Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo đơn giản hơn nên xây dựng tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên nó lại không đảm bảo vệ sinh bằng bể phốt 3 ngăn.
Kích thước bể phốt
Kích thước bể phốt cần phải được tính toán dựa trên số lượng người trong gia đình. Mục đích sử dụng và lượng chất thải trung bình một ngày. Kích thước bể phốt đối với các gia đình thông thường có độ sâu thường từ 1m2 trở lên, còn độ rộng tùy thuộc vào diện tích đất thực tế để bố trí phù hợp. Bể phốt tự hoại 3 ngăn thường được xây dựng theo hình tròn hoặc hình chữ nhật.
Kích thước của bể phốt tự hoại 3 ngăn cũng nên đạt độ sâu từ 1m2 trở lên. Chiều rộng thường có kích thước từ 1m trở lên hoặc tùy thuộc diện tích đất.
Theo thời gian lượng chất thải tích trữ sẽ đầy lên và lớp bùn dưới đáy của bể chứa và bể lắng ngày càng nhiều. Vì vậy bạn cần xem xét và có phương án hút bể phốt định kỳ, tránh gây ra tình trạng tắc nghẽn bể phốt.
Thể tích bể phốt
Thể tích tiêu chuẩn của bể phốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để tính toán được thể tích bể phốt của gia đình một cách chuẩn xác thì bạn cần dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Gia đình bạn có bao nhiêu người lớn? Bao nhiêu trẻ nhỏ?
- Tần suất sử dụng nhà vệ sinh hàng ngày nhiều hay ít?
- Diện tích xây dựng nhà lớn hay nhỏ?
Thông thường thì thể tích bể phốt được xây dựng phổ biến theo thông số như sau: (tham khảo)
+ Nhà có 3 – 4 người gồm cặp vợ chồng và 2 con. Có 1 đến 2 phòng ngủ thể tích bể phốt tham khảo : 2.8 – 3 (m3)
+ Nhà có 5 – 6 người xây dựng 2 hoặc 3 phòng ngủ thể tích bể phốt tham khảo: 3.8 – 4 (m3)
+ Nhà có 6 – 8 người gồm 4 phòng ngủ thể tích bể phốt tham khảo 4.2 – 4.5 (m3)
+ Nhà có 10 người gồm 5 phòng ngủ thể tích bể phốt tham khảo: 5.7 – 6 (m3)
Vấn đề tính toán chuẩn xác nhu cầu sử dụng và thể tích bể phốt sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt sau này. Hạn chế được đến mức tối đa tình trạng bị tắc bể phốt.
Cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn
Cách xây bể phốt 3 ngăn
Khi bạn định xây bể phốt đúng tiêu chuẩn 3 ngăn thì trước hết bạn cần có một bản vẽ hoàn chỉnh. Tuy bước này bạn không cần đến một quy ước chuẩn. Nhưng bạn cần phải tránh được những vị trí cần thiết thì mới có thể hoàn thành được bể phốt 3 ngăn chuẩn chỉ
Ví dụ như bạn phải thiết kế bể phốt cách xa nhà vệ sinh ít nhất cũng phải 2m. Để có thể tránh trường hợp ngấm nước sau một thời gian sử dụng. Khi bạn thiết kế bản vẽ sơ đồ thì cũng phải lưu ý vè thêm nắp bảo dưỡng. Và phải cho vị trí này luôn hướng ra ngoài ánh sáng. Thì mới đáp ứng được một bể phốt 3 ngăn hoàn hảo. Không chỉ có vậy để hoàn thành được bản thiết kế cho loại bể phốt 3 ngăn.
Bản vẽ bể phốt 3 ngăn
Cách đặt ống bể phốt 3 ngăn
Các ống trong bể phốt phải được đặt so-le nhau. Để quá trình nước chảy trong bể qua đường ống là dài nhất. Không xảy ra tình trạng chảy tắt. Đường ống dẫn nước thải trước khi vào bể phốt cần đặt nằm ngang. Có độ dốc khoảng 4% và chiều dài không quá 15m.
Ống dẫn chất thải vào và ra khỏi bể phốt nên có đường kính của ống tối thiểu 100m. Đường dẫn vào phía trên của ống phải cao hơn mặt nước. Đường xả phía dưới ngập cách mặt nước 400mm để tránh lớp váng trên bề mặt bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất là 60mm
Khi bạn đặt đường ống cho bể phốt 3 ngăn. Thì đặt ống càng cao thì càng tốt. Hoặc nếu không thể đặt cao thì bạn nên đặt ở vị trí gần tấm đan. Bởi vì ở mỗi đường ống thì luôn có độ dốc nhất định. Khi bạn sử dụng đúng cách lắp đường ống này sẽ giúp cho hệ thống nước xả nhà bạn chảy nhanh hơn. Đó cũng được coi là giải pháp cho vấn đề tắc nghẽn.
Chẳng hạn bể phốt nhà bạn có chiều cao là 1.3m. Thì bạn nên đặt ống 0.55m. Đó là áp dụng cho loại bể phốt 2 ngăn. Còn đối với hệ thống bể phốt 3 ngăn. Thì vị trí thích hợp của nó là 0.35m. Đó chỉ là những con số mà chúng tôi đưa ra. Còn trong quá trình bạn thực hiện Thì cách nào thuận lợi thì bạn nên áp dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách đặt ống bể phốt
Cách xây bể phốt 2 ngăn
Thiết kế bể phốt 2 ngăn
Thiết kế bể phốt 2 ngăn đơn giản hơn bể phốt 3 ngăn do chỉ có ngăn chứa và ngăn lọc.
Cách đặt ống bể phốt 2 ngăn
Ống xả trong bể phốt 2 ngăn nên được đặt cách 200 mm so với thành bể. Nên chọn đường ống kích thước từ 120mm trở lên. Cần chọn loại ống có đường kính rộng. Do vấn đề thường thấy ở các ngôi nhà có bể phốt 2 ngăn là chất thải bị ùn tắc, khó đẩy ra ngoài.
Cùng với đó để thuận tiện cho việc thông hút bể phốt 2 ngăn nếu chẳng may nó bị tắc. Thì ngay khi lắp ống thoát nước trong bể phốt chúng ta phải tính toán chính xác. Đường kính ống hút của xe hút bể phốt hiện nay vào khoảng 60 – 90 milimet. Vì vậy đường ống nhà bạn cần phải đạt kích thước từ 110mm trở lên thì quá trình thông hút mới đảm bảo thuận lợi.
Bể phốt nên đặt ở đâu?
Tìm vị trí xây dựng và đặt bể phốt cũng là việc quan trọng cần tính toán của các gia chủ khi tiến hành xây nhà. Do vậy họ thường lựa chọn các vị trí xây cách xa nhà vệ sinh nhất có thể để chống thấm dột. Hoặc có thể không xây dựng nhà vệ sinh dưới tầng 1 để đảm bảo an toàn nhất.
Bể phốt nên đặt ở đâu trong nhà thì hợp lý? Hay đặt bể phốt theo phong thủy ra sao để thuận lợi là câu hỏi mà nhiều khán giả đang băn khoăn. Dưới đây là những thông tin giúp quý vị giải đáp được thắc mắc này.
Bể phốt cho tầng hầm
Các căn nhà hiện đại, các văn phòng công ty lớn hay các khu chung cư hiện đại ngày nay. Thường xây dựng thêm tầng hầm để làm nơi để xe hoặc kho chứa dụng cụ không cần thiết. Và bể phốt cho tầng hầm thường xây dựng với kích thước lớn với độ sau tương đối để có thể chứa được nhiều chất thải nhất. Mà khi có xảy ra sự cố tắc nghẽn thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của người sống ở các tầng trên. Khi bị tắc thì những mùi hôi thối bốc ra từ tầng hầm sẽ khó bay lên trên. Không gây ra sự khó chịu đối với chủ nhà hoặc đối với những tập thể lớn, công ty làm việc trong tòa nhà cao tầng.
Bể phốt dưới phòng ngủ
Theo quan niệm của văn hóa Á Đông. Phong thủy là vấn đề được quan tâm đặt lên hàng đầu bất kể khi xây dựng hay sửa chữa một công trình nhà ở hay đất ở. Bất kể làm việc quan trọng gì, người Việt Nam đều xem trọng tướng số và phong thủy. Bởi phong thủy sẽ quyết định rất nhiều yếu tố và ảnh hưởng lớn đến vấn đề về khí vận của chủ nhân.
Việc xây dựng bể phốt dưới phòng ngủ là điều không tốt trong phong thủy. Bạn không nên tiến hành xây dựng. Nhưng nếu đã không may xây dựng như vậy thì cần phải thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây để hóa giải những điều không may xảy đến.
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi của con người trong nhà. Do vậy nó phải được bố trí ở cung vị tốt, không được đặt ở nơi tụ sát.
Còn bể phốt và nhà vệ sinh theo phong thủy là nơi tối tăm, không khí không trong sạch, hôi hám. Thì cần phải được bố trí ở cung vị xấu. Nếu bố trí 2 nơi này ở gần nhau sẽ tạo sự đối lập, đối ngược gây sát khí không tốt cho gia chủ.
Cách hóa giải vấn đề này tốt nhất là bạn nên chuyển phòng ngủ sang một phòng khác nếu có thể. Hoặc với nhà đang xây dựng bể phốt thì hãy tính toán lại các vị trí và bản vẽ để đưa bể phốt đến vị trí khác. Còn nếu trường hợp không thể chuyển phòng thì bạn có thể mua một đôi hồ lô. Treo chúng ở dưới giường ngủ để hóa giải được độc khí.
Đặt bể phốt dưới bếp
Không gian bếp đóng vai trò quan trọng trong toàn thể ngôi nhà. Theo phong thủy, phòng bếp là nơi vun vén ngọn lửa ấm áp trong gia đình. Vì thế đây là nơi có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong nhà.
Bể phốt thì là nơi chứa đựng chất thải sinh hoạt. Do vậy, nó được coi là nơi tối tăm và bốc mùi hôi. Cũng giống như phòng ngủ, bể phốt đặt dưới bếp không tốt cho sức khỏe và tài vận của gia chủ trong nhà, nếu không muốn nói là điều cấm kỵ và vô cùng nguy hiểm.
Cách hóa giải trong trường hợp này đó là:
- Di chuyển bể phốt ra khỏi bếp: Đây là cách tuyệt vời nhất để loại bỏ toàn bộ khí độc khỏi không gian bếp.
- Tăng thêm không gian cho bếp: nếu bể phốt được đặt dưới trung tâm bếp của gia đình thì đây là điều vô cùng xấu. Bạn cần mở rộng không gian và di chuyển các vị trí nội thất để chuyển trọng tâm bếp (thường là bộ bàn ăn) đến vị trí khác. Việc này cũng giúp cho phong thủy của nhà được cải thiện đáng kể.
Đặt bể phốt dưới gầm cầu thang
Đặt bể phốt dưới gầm cầu thang khá hợp phong thủy vì gầm cầu thang cũng là nơi có ít ánh sáng, tối tăm. Việc bố trí nhà vệ sinh và bể phốt dưới gầm cầu thang sẽ tiết kiệm được không gian trống trong nhà. Đây là vị trí thuận lợi để đặt bể phốt theo phong thủy.
Tuy nhiên nó cũng có những mặt chưa thực sự ổn thỏa sau đây
- Rạn nứt nền: Cầu thang là vị trí chịu rất nhiều lực trong kết cấu nhà. Khi xây dựng cầu thang thợ xây thường xây chân đế rất dày. Nhằm tạo cho cầu thang điểm chịu lực tốt. Nhưng dưới đó mà xây bể phốt thì kết cấu bể phốt lại là kết cầu rỗng. Rất dễ xảy ra hiện tượng sụt lún nền nhà khu vực bể phốt và chân cầu thang.
- Bất tiện khi thông hút bể phốt: Khi hút bể phốt các thợ kỹ thuật sẽ khó thao tác trong không gian chật hẹp. Hoặc phải đục phá nền để nhấc bồn cầu lên rồi mới có thể hút bể phốt được.
Báo giá xây bể phốt
Đơn giá xây bể phốt đúng tiêu chuẩn phụ thuộc vào kết cấu công trình của gia chủ và kiểu bể phốt định xây là bể phốt 2 ngăn hay 3 ngăn. Cùng với đó là chi phí công thợ khi xây và tiền vật liệu xây dựng. Tiền ống nhựa lắp trong bể phốt kết nối với hệ thống nhà vệ sinh. Nhìn chung chi phí xây bể phốt gia đình không lớn và chỉ chiếm một phần nhỏ trong hệ thống của toàn bộ căn nhà. Nếu không muốn xây dựng bạn có thể tham khảo các loại bể phốt đúc sẵn.
Vừa là người sáng lập công ty vệ sinh môi trường Hải Hưng, cũng vừa là người trực tiếp đi thi công những dịch vụ khách hàng yêu cầu về thống tắc, hút bể phốt, vận chuyển bùn, thông tắc cống – bồn cầu trên khắp miền Bắc. Hưng Nguyễn hiểu rằng nhu cầu của khách hàng về sự trung thực trong dịch vụ và mong muốn được đón nhận sự lao động cao, hút sạch triệt để là rất lớn. Chính bởi vậy mà Hưng sẽ luôn chia sẻ thông tin nhiều chiều về nghề vận chuyển bùn, hút bể phốt. Với mong muốn mọi người hiểu nhiều hơn để có được một lựa chọn đúng đắn cho mình mỗi khi cần vận chuyển bùn hay hút bể phốt.