Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Hiện nay mức độ ô nhiễm trong không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM đang ngày càng gia tăng. Nó gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các sinh vật trên trái đất. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu ô nhiễm không khí tiếng anh là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí như thế nào? Để mỗi cá nhân cần cùng chung tay góp sức bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Mục lục nội dung

Ô nhiễm không khí tiếng anh là gì?

Ô nhiễm trong không khí tiếng anh là Air pollution – đây là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí. Chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa. Gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật trên trái đất.

Ô nhiễm không khí tiếng anh
Ô nhiễm không khí tiếng anh là gì?

Biểu hiện

Mùi lạ

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường không khí điển hình nhất là sự tỏa mùi bất thường (mùi khét, mùi khai, mùi hôi thối, mùi hắc …). Bụi bẩn xuất hiện nhiều trên bề mặt đồ vật trong nhà, các đám bụi ngoài trời giống như sương mù nên làm giảm tầm nhìn xa. Màu sắc không khí xung quanh xám xịt như màu khói.

Chỉ số ô nhiễm không khí API/ AQI

Bên cạnh đó, cách tốt nhất để xác định chính xác vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.

Chỉ số ô nhiễm của không khí ( Air Quality Index) chính là thước đo mức độ ô nhiễm ở thời điểm hiện tại. Hoặc dự báo mật độ ô nhiễm trong tương lai.

Ở mỗi quốc gia đều có thang đo AQI riêng. Tuy nhiên theo hệ số ô nhiễm của không khí của WHO thì mức độ ô nhiễm của không khí sẽ được tính theo các thông số trong hình dưới đây:

chỉ số ô nhiễm không khí api

Thực trạng ô nhiễm trong không khí tại Việt Nam

Thực trạng mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thế đang vượt ngưỡng an toàn, trở thành nỗi lo chung của toàn cầu. Ô nhiễm trong không khí hiện nay xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trong nhà, tại các khu công nghiệp, ở các thành phố lớn, rộng hơn là ô nhiễm trong không khí ở đới ôn hòa, đới nóng và đới lạnh. Trong đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ô nhiễm trong không khí nhất thế giới.

Nguyên nhân

Ô nhiễm trong không khí do nhiều nguyên nhân. Có thể do tự nhiên hoặc con người, tuy nhiên chủ yếu là do con người tác động. Theo phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội – ông Vũ Đăng Định chỉ ra. Cụ thể gồm:

Do hoạt động sản xuất của con người

Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông

Nguyên nhân đầu tiên trong số những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là từ phương tiện giao thông. Điển hình là xe máy và các loại xe ô tô.

Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông

Bởi vì, xe máy là nguồn thải ra các loại khí như CO, VOC; còn xe khách, xe tải lại là tác nhân xả khí NO2, SO2. Những chất này sẽ khiến không khí trở nên bụi và đục hơn, không còn sạch sẽ.

Ô nhiễm do đun bếp than tổ ong, đốt củi

Khi đun nấu bằng than tổ ong và đốt củi sẽ sản sinh ra rất nhiều các khí như CO, CO2, NOx, SOx …các chất này được lan tỏa ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu không khí, khiến môi trường sống nhiễm bẩn.

Ô nhiễm do xây dựng, phá dỡ các công trình hay vận chuyển vật liệu

Một trong số các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là do quá trình xây dựng, phá dỡ các công trình đã tạo ra một số lượng lớn bụi nói chung, bụi mịn và các loại bụi nhỏ hơn nói riêng. Trong khí đó, các chủ đầu tư lại chưa chú trọng vào việc tìm ra phương pháp giảm thiểu bụi và các khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình vận chuyển vật liệu cũng làm tăng lượng khí thải ra môi trường, bên cạnh đó nếu vật liệu không được che chắn cẩn thận thì sẽ bị rơi vãi trên đường gây mất thẩm mỹ, mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sự an toàn của những người đang tham gia giao thông. Do đó, nếu vận chuyển vật liệu không đúng cách thì đừng hỏi tại sao ô nhiễm trong không khí tăng cao.

Ô nhiễm do hệ thống thoát nước chưa được xử lý

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là do hệ thống thoát nước chưa được xử lý an toàn, triệt để. Dẫn đến, nguồn nước bị tắc nghẽn hoặc bị tràn ra bên ngoài gây nên mùi hôi thối khó chịu, cùng với đó là các khí độc như CH4, HS2 … được sản sinh trong quá trình phân hủy chất thải cũng chính là kẻ thù của bầu khí quyển.

Ô nhiễm do các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là bắt nguồn từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo nguồn thông tin từ Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), được biết các chất thải gia súc gia cầm sản sinh ra 65% lượng N2O (Nitơ oxit). So với CO2 thì N2O có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao cấp 296 lần và cũng là một trong những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm trong không khí.

Ô nhiễm do bùn thải bể tự hoại chưa được xử lý

Trung bình khoảng 2 – 3 năm thì bùn thải bể tự hoại sẽ đầy. Người dân, các cơ quan, đơn vị cần gọi dịch vụ thông hút bể phốt uy tín để nạo vét khơi thông. Tuy nhiên, nhiều công ty sau khi hút bể phốt lại đổ trực tiếp ra môi trường thay vì đem đi xử lý triệt để. Điều này đã gây nên gánh nặng rất lớn cho bầu không khí.

Từ các nhà máy

Khí thải từ các nhà máy sản xuất hóa chất, than, dầu, khí đốt, luyện kim … được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính. Bởi trong khí thải từ nhà mắt chứa rất nhiều khí CO2, bụi bẩn, mùi khói … chúng sẽ khiến không khí mờ ảo như màn sương do bị nhiễm bẩn.

Ô nhiễm môi trường không khí do đốt rơm rạ, rác

Hoạt động đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa và đốt rác tạo ra CO, CO2, NO2, SO2, H2O và các loại bụi mịn, bụi nano.

Ngoài gây ô nhiễm bầu không khí, đốt rơm rạ trên chính cánh đồng còn là tác nhân khiến các chất hữu cơ trong rơm rạ đều biến thành chất vô cơ dưới tác động của nhiệt độ. Dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước.

Ô nhiễm do vứt rác bừa bãi, thu gom rác thải chưa tốt

Các bãi rác tự phát không được quản lý, thu gom hoặc xử lý theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. Sau một thời gian sẽ là nơi phát tán dịch bệnh, mùi hôi khó chịu và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm trong không khí phổ biến. Hay việc ao hồ bị ô nhiều năm không được xử lý cũng làm ô nhiễm không khí.

Cháy rừng gây ô nhiễm không khí

Các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng tự phát, núi lửa phun trào. Hay do gió, bão cát, phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên,… cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.

cháy rừng gây ô nhiễm không khí

Việc sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật … vượt quá liều lượng cũng góp phần hủy diệt môi trường không khí bao quanh Trái Đất. Bên cạnh đó, ô nhiễm trong không khí trong nhà còn do khói thuốc lá, các chất tẩy rửa, sơn, bếp lò, thiết bị điện tử …

Ô nhiễm không khí gây ra hậu quả gì?

Ô nhiễm trong hông khí gây ra nhiều hậu quả : đối với con người, kinh tế xã hội và hệ sinh thái.

Con người – Số ca tử vong do ô nhiễm trong không khí tăng đột biến

Ô nhiễm trong không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh. Bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đột quỵ và ung thư phổi. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ. Như gây khó khăn trong việc thở, ho, hen suyễn và làm bệnh tật trầm trọng hơn.

Theo WHO, ước tính có trên 7 triệu người tử vong mỗi năm do ô nhiễm trong không khí. Trong đó số lượng tử vong nhiều nhất từ Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Trung Quốc ước tính có trên 700.000 người tử vong do ô nhiễm trong không khí mỗi năm.

Theo số liệu gần nhất của WHO, Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm trong không khí cao nhất thế giới. Nguyên nhân do con người chưa có ý thức bảo vệ mình.

Bệnh tim mạch, phổi và ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO mỗi năm:

  • Có khoảng gần 1,5 triệu người tử vong do viêm phổi, chiếm 21% các ca tử vong do ô nhiễm trong không khí.
  • Khoảng 1,4 triệu người tử vong do đột quỵ, chiếm 20% các ca tử vong do ô nhiễm trong không khí.
  • Gần 2,5 triệu người tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 34% tổng số ca tử vong.
  • Hơn 1,3 triệu người tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chiếm khoảng 19% tổng số ca tử vong.
  • Khoảng gần 500.000 người tử vong do ung thư phổi, chiếm 7% tổng số ca tử vong.

Đối với quá trình sinh sản

Ô nhiễm trong không khí là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam và nữ giới.

  • Thực tế chứng minh, phụ nữ sống trong khu vực ô nhiễm ở không khí có nguy cơ sinh con tự kỉ cao gấp 2 lần so với bình thường. Nguy cơ tăng cao vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Ngoài ra, đây cũng được cho là liên quan đến sự giảm chất lượng tinh trùng. Gây ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.

Tổn thương thận

Ô nhiễm trong không khí có mối liên quan chặt chẽ với bệnh thận và suy thận. Nguyên nhân là do ô nhiễm trong không khí tạo gánh nặng. Khiến thận không thể lọc hết các phân tử ô nhiễm trong máu.

Một số vấn đề khác

  • Yếu xương cốt: Ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca gãy xương liên quan.
  • Lão hóa da, đau đầu.

Ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội

Ô nhiễm trong không khí làm ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã hội. Ví dụ như chi phí khám chữa bệnh, môi trường nhiễm bẩn, nguồn thu từ dịch vụ du lịch giảm sút. Công trình bị phá hoại do ô nhiễm trong không khí làm han gỉ kim loại, ăn mòn bê tông, phân hủy chất sơn …

Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân. Gây hoang mang lo sợ trong dư luận.

Hệ sinh thái

Ô nhiễm trong không khí còn ảnh hưởng đến tất cả sinh vật sống trên trái đất. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm ở không khí nếu không được kiểm soát. Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí gia tăng còn phá hủy lớp khí quyển tầng ozon. Tạo ra những cơn mưa axit độc hại, giông bão, lốc xoáy, lũ lụt …

Ô nhiễm không khí biện pháp

Đứng trước những hậu quả khôn lường của ô nhiễm môi trường không khí mang lại. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ không gian sống hơn nữa. Thế thì đâu là những biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường không khí hiệu quả?

Ô nhiễm không khí biện pháp

Theo đánh giá của các chuyên gia, quản lý ô nhiễm môi trường cần theo hướng tiếp cận tổng hợp. Phối hợp đồng bộ từ các cấp các ngành, cơ quan đoàn thể đén từng hộ gia đình và cá nhân.

Cá nhân và hộ gia đình

Chúng ta có thể kiểm soát ô nhiễm trong không khí trong nhà bằng một số cách đơn giản sau đây:

  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh toilet. Nên thông hút bể phốt định kỳ tránh để bể phốt bị đầy tràn ra môi trường.
  • Mua các thiết bị lọc không khí chất lượng để xử lý bụi bẩn
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào trong phòng
  • Trồng nhiều cây xanh để tạo bầu không khí trong lành
  • Lắp thêm quạt thông gió để xử lý ô nhiễm trong không khí do mùi
  • Sử dụng hệ thống phun sương, cửa sổ lá.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm bên ngoài

Tại thành phố, đô thị

Đối với ô nhiễm trong không khí bên ngoài, cách khắc phục ô nhiễm môi trường không khí hiệu quả là nên:

  • Cải thiện đường xá, ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc có thể đi bộ hoặc xe đạp.
  • Tích cực trồng cây xanh đô thị, trồng cây gây rừng để tăng khả năng hấp thụ khí CO2 và các chất khí độc hại.
  • Sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường mỗi ngày.

Biện pháp bảo vệ môi trường không khí tại vùng nông thôn

Cần thúc đẩy công tác tuyên truyền giáo dục rất cần thiết. Đồng thời cũng nên áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí như:

  • Ứng dụng công nghệ xanh trong trồng trọt và chăn nuôi.
  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật. Nên thu gom bao bì lại để đem đến điểm xử lý chất thải.
  • Chăn nuôi khép kín, xây hầm cầu tự hoại, làm hầm biogas.

Qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu được là ô nhiễm không khí tiếng anh là gì? Bản thân cần phải làm gì để hạn chế ô nhiễm không khí rồi. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.